Dịch vụ làm phù hiệu xe tại Đống Đa- Hà Nội. Việc gắn phù hiệu xe về mặt quản lý sẽ mang lại hiệu quả lớn đối với cơ quan chức năng. Giúp các các cơ quan chức năng dễ xác định xe đó thuộc doanh nghiệp nào. Trong trường hợp lưu thông trên đường, nếu xảy ra bất kỳ vấn đề gì có thể dễ dàng xác định được chủ thể. Thông qua việc gắn phù hiệu mới nắm được đầu phương tiện của doanh nghiệp, số lượng bao nhiêu. Liên quan đến đầu xe sẽ là chi phí và thuế đối với hoạt động vận tải của doanh nghiệp. Liên hệ ngay với HTX vận tải xe Hồng Hà, bạn sẽ yên tâm khi tham gia giao thông và góp phần giúp các cơ quan nhà nước quản lí tốt hơn các hoạt động của cá nhân, doanh nghiệp.
Phù hiệu xe là gì?
Chúng ta có thể hiểu đơn giản phù hiệu xe tải là mẫu giấy hoặc mẫu tem mà hiện nay tất cả các xe tải khi lưu thông trên đường bắt buộc phải gắn theo yêu cầu tại nghị định số 86/2014/NĐ – CP và Thông tư số 63/2014/TT – BGTVT. Nó thường được gắn ở kính chắn trước xe hoặc mặt ngoài cánh cửa buồng lái.
Phù hiệu xe tải có tác dụng gì?
Nó giúp cơ quan quản lý nhà nước dễ dàng quản lý các loại xe trên trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải của các xe này. Thí dụ, nhìn vào một chiếc phù hiệu xe, ta có thể dễ dàng nhận ra được chiếc xe ô tô này thuộc công ty nào, hoạt động vận tải gì, thời hạn hoạt động của chiếc xe đó trong hoạt động kinh doanh vận tải này là đến bao giờ.
Những đối tượng phải gắn phù hiệu xe?
- Phương tiện dưới 10 tấn và có số lượng dưới 5 xe
- Xe kinh doanh vận tải từ 3,5 tấn trở xuống
- Xe đầu kéo, công ten nơ, bus,…
>>> Chi tiết dịch vụ: Đăng kí làm Phù Hiệu Xe tải tại Hợp Tác Xã vận tải xe Hồng Hà.
Các thủ tục để xin cấp phù hiệu xe?
- Giấy phép kinh doanh vận tải (bản sao)
- Bản sao các loại giấy tờ như đăng kiểm,đăng ký xe, CMTND….
- Cung cấp trang thông tin điện tử như mật khẩu, tên đăng nhập vào thiết bị giám sát hành trình…
- Xác nhận tình trạng xe
- Thông tin cá nhân cần thiết như họ tên, CMTND,….
- Hợp đồng thuê xe (đối với xe đi thuê)
Mức phạt đối với xe không có hoặc hết hạn phù hiệu:
1: Đối với người điều khiển:
- Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với: điều khiển xe không có; hoặc không gắn phù hiệu theo quy định (đối với loại xe có quy định phải gắn phù hiệu) hoặc có phù hiệu nhưng đã hết giá trị sử dụng; hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp.
- Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây: thực hiện hành vi quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 2; Điểm b Khoản 4; Khoản 5; Khoản 6 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng”.
2: Đối với chủ sở hữu phương tiện:
- Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 8.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô
- Những hành vi: Giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 6 Điều 23; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định này hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Điểm d, Điểm đ Khoản 6 Điều 23; Điểm b, Điểm c Khoản 5 Điều 24 Nghị định này.”