Xin giấy phép kinh doanh vận tải cho xe ô tô mới nhất 2023
Nhu cầu vận chuyển hàng hoá và khách hàng ngày một cao. Chính vì thế ngành nghề kinh doanh vận tải xe ô tô ngày càng trở nên phổ biến. Khi kinh doanh ngành nghề này thì các doanh nghiệp, cá nhân bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải cho xe ô tô thì mới được nhà nước công nhận là hợp pháp. Cùng GPS GLOBAL tìm hiểu về quy trình xin giấy phép kinh doanh vận tải ô tô mới nhất hiện nay.
1. Tìm hiểu về kinh doanh vận tải cho xe oto
Kinh doanh vận tải xe oto là việc sử dụng xe trực tiếp điều hành phương tiện lái xe, quyết định giá cước để chuyển hành khách hay hàng hóa từ nơi này sang nơi khác với mục đích là sinh lời.
Giấy phép kinh doanh vận tải được hiểu là giấy phép cần thiết để có thể làm việc trong lĩnh vực vận tải hàng hoá và hành khách. Là giấy tờ cho phép người lái xe có thể chuyên chở hành khách, hàng hoá từ nơi này đến nơi khác theo quy định của bộ Giao Thông vận tải.
Việc cấp giấy phép kinh doanh vận tải ô tô đảm bảo an toàn giao thông đường bộ. Đồng thời giúp nhà nước có thể quản lý các phương tiện giao thông một cách nhanh chóng và thuận lợi nhất.
2. Quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho xe oto từ 15/06/2023
Để có thể xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho xe ô tô doanh nghiệp cần thực hiện theo 5 bước của quy trình sau đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ cấp giấy phép kinh doanh vận tải ô tô sẽ bao gồm các giấy tờ như: Thông tin về doanh nghiệp, thông tin về tài xế, giấy phép đăng ký xe, giấy tờ pháp lý và những giấy tờ có liên quan khác.
Bước 2: Nộp đơn xin cấp giấy phép kinh doanh
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ có liên quan. Thì doanh nghiệp cần tiến hành nộp đơn để xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải.
Đơn xin phải đầy đủ thông tin và các loại giấy tờ cần thiết được gửi đến cơ quan quản lý vận tải.
Bước 3: Kiểm tra và đánh giá:
Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra và đánh giá đơn xin cấp giấy phép kinh doanh được nộp về. Việc kiểm tra và đánh giá sẽ bao gồm các quy trình như:
- Kiểm tra tài xế
- Kiểm tra phương tiện
- Kiểm tra an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện.
Bước 4: Xem xét và quyết định cấp giấy phép
Tại bước này sẽ phải mất một khoảng thời gian nhất định. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét và đưa ra kết luận rằng đơn vị của bạn có đủ điều kiện để cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho xe ô tô hay không.
Bước 5: Cấp giấy phép kinh doanh
Nếu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện thì sẽ được cấp giấy phép kinh doanh vận tải. Giấy phép này có ý nghĩa rằng doanh nghiệp có thể hoạt động kinh doanh vận tải hoàn toàn hợp pháp. Đúng theo quy định của bộ giao thông vận tải.
Trong trường hợp không đủ điều kiện cấp phép mà doanh nghiệp vẫn hoạt động kinh doanh vận tải. Thì lúc này cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ xử phạt theo quy định của bộ luật nhà nước.
3. Hướng dẫn tra cứu giấy phép kinh doanh vận tải cho xe oto
Bước 1: Truy cập vào côn thông tin điện tử quốc gia về đăng ký doanh nghiệp
Bước 2: Tại chỗ tìm kiếm quý khách nhập mã số thuế của doanh nghiệp của mình vào để nhận được các thông tin như sau:
- Tên doanh nghiệp
- Tình trạng hoạt động của doanh nghiệp
- Mã số doanh nghiệp
- Loại hình pháp lý
- Địa chỉ trụ sở
- Tên người đại diện
- Ngày thành lập
- Và ngành nghề kinh doanh vận tải của doanh nghiệp
4. Nơi xin giấy phép kinh doanh vận tải cho xe oto
Bạn có thể xin giấy phép kinh doanh vận tải cho xe oto tại cơ quan địa phương có thể là nơi đăng ký kinh doanh, hoặc sở giao thông vận tải.
Bạn hãy liên hệ trực tiếp đến nơi mà bạn muốn hoạt động kinh doanh. Sau đó tìm hiểu về yêu cầu cụ thể của địa phương đó. Hãy liên hệ với cơ quan này để biết được quy trình cũng như địa điểm chính xác để xin giấy phép kinh doanh vận tải.
5. Các loại hình kinh doanh vận tải bằng xe oto
Khi đăng ký giấy phép kinh doanh vận tải cho xe oto doanh nghiệp có thể được kinh doanh các loại hình vận tải như:
- Vận tải hành khách theo hợp đồng
- Vận tải hàng hoá bằng xe oto
- Vận tải khách du lịch bằng xe oto
- Vận tải hàng hoá bằng container
6. Lắp đặt camera hành trình có bắt buộc cho xe kinh doanh vận tải không?
Từ ngày 01/07/2023 theo Nghị định 47/2022/NĐ-CP, xe kinh doanh vận tải bắt buộc phải được lắp camera giám sát hành trình. Với các phương tiện không có camera hành trình thì sẽ không được cấp biển hiệu, phù hiệu.
Những loại xe kinh doanh vận tải bắt buộc phải lắp camera hành trình bao gồm:
- Xe chở hàng bằng container
- Xe đầu kéo
- Xe ô tô từ 9 người trở lên bao gồm cả tài xế
Phù hiệu là tem, giấy được cấp cho phương tiện giao thông. Bắt buộc phải dán vào phương tiện khi lưu thông trên đường.
7. Loại camera hành trình yêu cầu lắp đặt cho xe kinh doanh vận tải
Ngoài yêu cầu bắt buộc về việc lắp đặt camera giám sát hành trình. Thì Bộ giao thông vận tải còn yêu cầu về chất lượng của loại camera được lắp cho phương tiện xe oto như sau:
7.1. Tiêu chuẩn camera hành trình cho xe kinh doanh vận tải
Loại camera được gắn trên thiết bị giao thông vận tải phải đảm bảo theo nghị định 10 đạt các tiêu chuẩn như sau:
- Phải có nhãn, mác hàng hóa theo quy định của pháp luật. Và chịu sự quản lý của cơ quan pháp luật nhà nước.
- Phải có khả năng ghi, lưu trữ video kể cả trong trường hợp xe bị mất điện. Đảm bảo dữ liệu được lưu trữ, không bị mất, không bị xóa hay thay đổi trong thời gian quy định.
- Chức năng truyền dữ liệu, thông tin về máy chủ
- Chức năng thông báo hoạt động của camera
- Trong trường hợp bị mất kết nối, thì camera phải có chức năng lưu trữ đầy đủ thông tin và truyền về máy chủ sau khi tín hiệu đã ổn định trở lại.
7.2. Định dạng video
Định dạng video lắp trên camera phải đạt MP4, H264 hoặc H265. Đồng thời kèm theo các thông tin như:
- Hình ảnh phải đảm bảo trong mọi điều kiện ánh sáng. Ghi lại sắc nét hành trình xe kể cả ban ngày lẫn ban đêm.
- Dữ liệu đường truyền phải được truyền từ 12 đến 20 lần/giờ về đơn vị kinh doanh vận tải.
- Hình ảnh truyền về phải đúng định dạng JPG và có độ phân giải tối thiểu là 640×480 pixel.
- Dữ liệu được ghi lại truyền về đơn vị vận tải và máy chủ đảm bảo không bị xóa hay bị thay đổi trong suốt quá trình quy định.
- Tải khoản phải được cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền để quản lý, và xử lý những vi phạm kịp thời.
- Dữ liệu sẽ được bảo đảm an toàn theo đúng quy định của pháp luật.
8. Xử phạt với xe kinh doanh vận tải không lắp camera giám sát hành trình
Đối với người điều khiển xe ôtô sẽ bị phạt từ 1 cho đến 2 triệu đồng nếu lái xe không có camera giám sát hành trình. Hoặc camera không ghi được hay mất tín hiệu trong quá trình ghi hình theo thời gian quy định của bộ giao thông.
Đối với cá nhân,doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh vận tải:
Cá nhân sẽ bị phạt từ 5- 6 triệu đồng, tổ chức sẽ bị phạt từ 10 cho đến 12 triệu đồng nếu vi phạm các điều sau:
- Không sử dụng camera giám sát hành trình
- Hoặc sử dụng nhưng camera không đạt chuẩn theo yêu cầu của bộ giao thông.
- Hay sử dụng các phương pháp làm nhiễu đường truyền, sai lệch thông tin ghi lại được từ camera giám sát.
- Không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin, hình ảnh cho máy chủ.
- Không cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ cho nhà nước.
Ngoài việc phạt tiền thì còn bị tước quyền sử dụng biển hiệu, phù hiệu từ 1 cho đến 3 tháng.
9. Đơn vị lắp camera giám sát hành trình uy tín
Việc lắp camera giám sát hành trình là yêu cầu cần thiết để có thể làm hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho xe oto.
GPS GLOBAL chính là địa chỉ uy tín để doanh nghiệp có thể lựa chọn lắp đặt camera giám sát hành trình. Camera của chúng tôi đảm bảo đầy đủ tiêu chuẩn của nhà nước. Có chế độ bảo hành cùng nhiều ưu đãi khác.
Trên đây là những chia sẻ của GPS GLOBAL về quy trình xin cấp giấy phép kinh doanh vận tải cho xe oto. Hy vọng bài viết sẽ đem đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Để được hỗ trợ tư vấn thêm vui lòng liên hệ trực tiếp cho chúng tôi theo thông tin dưới đây.
->> Xem thêm: Thủ tục làm phù hiệu xe tải
->> Xem thêm: Dich vụ làm giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô
->> Xem thêm: Dịch vụ làm transit Việt – Lào